ASIAN EXPRESS LINE VIETNAM (AEL Vietnam)
Ban phai nhap 3 tin khuyen mai
         Tin tức
Thị Trường Vận Tải Hàng Hóa Hàng Không: Đón đầu cơ hội


Trong vòng 15 năm trở lại đây, thị trường VTHHHK liên tục tăng khoảng 10-15% bất kể trong lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng.

Trong vòng 15 năm trở lại đây, thị trường VTHHHK liên tục tăng khoảng 10-15% bất kể trong lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng.

- Thưa ông, năm 2012, xu thế chung của các DN là giữ nguyện hoặc giảm chỉ tiêu và doanh thu nhưng ngành VTHHHK vẫn đặt chỉ tiêu tăng?

Theo thông tin từ Cục Hàng không, năm 2011, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không VN đạt 219 ngàn tấn hàng hóa, tăng 13% so với năm 2010. Năm nay, ngành VTHHHK dự kiến tăng từ 15 – 20%.

Cơ sở để ngành dự kiến có thể tăng doanh số là dựa trên tình hình thị trường. Thị trường VTHHHK chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu mà xuất khẩu của VN năm 2011 tăng đột biến đạt 96 tỉ USD, nhập khẩu đạt 105 tỉ USD. Sau một thời gian khủng hoảng, các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu đang phục hồi.. Nhất là thị trường Nhật Bản đang phục hồi mạnh mẽ vì sau song thần, Nhật Bản rất cần rau củ quả, đồ uống. Thị trường Tây Âu có giảm nhưng Đông Âu vẫn phát triển. Theo đánh giá chủ quan của tội hiện có một làn sóng các hãng hàng không Đông Âu đổ bộ vào VN. Điển hình là: Hàng không BaLan bay vào Hà Nội, Aerosvit bay vào TP. HCM…Lý do hàng không Đông Âu đang tìm tới VN. Hơn nữa, thị trường VN quá quen thuộc với họ, nếu bây giờ họ qua một thị trường mới như Malaysia, Singapore thì rất khó khăn…

Đồng thời, trong vòng 15 năm trở lại đây, thị trường VTHHHK liên tục tăng khoảng 10 -15% bất kể trong lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng…Những điều đó là cơ sở để chúng ta hy vọng vào mục tiêu và doanh thu đặt ra năm nay là hoàn toàn khả thi.

Mặc dù được đánh giá là tăng trưởng tốt nhưng thị trường vận tải hàng hóa hàng không (VTHHHK) vẫn luôn tiềm ẩn nhiều thách thức lớn. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Xuân Quang – TGĐ Cty TNHH Vector Aviation xung quanh vấn đề này.

- Đó là những lợi thế của ngành, còn những thách thức, thưa ông?

Nói về thách thức hiện nay ngành cũng có rất nhiều. Thứ nhất, là về chi phí xăng dầu. Do sự bất ổn tại Trung Đông nên giá dầu đã tăng từ 70 USD/ thùng lên 120 USD/thùng. Nếu giá dầu lên tới 140 USD/thùng tất cả các hãng hàng không đều cí nguy cơ lỗ. Bởi chi phí nhiên liệu thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí, khi giá dầu tăng đẩy chi phí xăng dầu quá 40%, nguy cơ DN lỗ là rất cao. Đấy là chưa kể tới chi phí thuê máy bay, khấu hao, lương bổng… Thứ hai, chi phí an ninh an toàn hàng không hiện nay cũng khá cao, thứ ba, do khủng hoảng kinh tế nên một số đơn đặt hàng bị ngưng, thậm chí là giảm vận tải hàng không, đi tàu biển nhiều hơn. Nhiều DN tính toán, hành trình 400 km, nếu đi xe lửa mất 6h đồng hồ, đi máy bay mất khoảng 1 h, nhưng thực tế thời gian vận chuyển ra sân bay, chờ làm thủ tục, an ninh… cũng phải mất 2-3h mà chi phí lại cao gấp 3 lần. Thêm một thách thức nữa đó là nguồn nhân lực. Hiện những vị trí then chốt vẫn phải thuê nước ngoài với chi phí cao và khó chủ động…

- Lâu nay, hình thức xuất hàng hóa của VN chủ yếu theo giá FOB, sẽ làm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa của các DN logistics trong đó có VTHHHK bị giảm?

Thực tế, thói quen bán FOB ảnh hưởng tới đội tàu hơn là ảnh hưởng tới máy bay.

- Được biết, Vector Aviation sẽ lập một hãng hàng không chuyên về vận tải hàng hóa. Điều đó đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngành logistics hàng không VN. Ông có thể cho biết thêm về dự án này?

Vector Aviation là Cty chuyên về khai thác vận tải hành khách , hàng hóa cho các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam. Năm 2011, thị phần của Cty chiếm khoảng 11% về sản lượng hàng xuất toàn ngành và đóng vai trò làm tổng đại lý cho 28 hãng hàng không nước ngoài, với nhiệm vụ gom hàng từ các đơn vị giao nhận.

Đến thời điểm hiện nay, tại VN chưa có một hãng vận tải hàng hóa hàng không do DN trong nước thành lập. Kế hoạch này nếu thành công sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của ngành. Đây là một dự án lớn, dự kiến phát triển theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, thuê máy bay bay khu vực ngắn ở Đông Nam Á bằng máy bay vận tải nhỏ 15-20 tấn/chuyến, bay 3-4 h. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bay từ 5 – 7h sử dụng Airbus A300 hoặc Boeing 767 tải trọng từ 45-60 tấn/ chuyến. Nếu thành công sẽ triển khai giai đoạn 3 bay trên 9 – 11h, bay thị trường Âu, Mỹ. Đó là những kế hoạch đã được hoạch định từ lâu. Cty cũng đã chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án này như nguồn nhân lực, thị trường, khách hàng…

Nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính, nếu muốn khai thác đường bay quốc tế Cty phải có nguồn vốn 500 tỉ đồng, bay nội địa cần 200 tỉ đồng. Vì vậy chúng tôi đang phân vân là nên đầu tư vốn 100% kêu gọi liên doanh hay thành lập Cty cổ phần. Vừa rồi hãng hàng không Vietjets air bổ nhiệm Vector Aviation làm tổng đại lý, là đối tác chiến lược thì trong trường hợp chúng tôi chưa đủ vốn có thể đưa máy bay của Cty vào bay thuê, kết hợp với cờ hiệu của Vietjet Air, có thể dùng giấy phép của Vietjet Air, có thể dùng giấy phép của Vietjet để bay.

- Xin cảm ơn!

NGUYỄN THÀNH

Orther
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Sai phạm do điều kiện khách quan' ( 27/3/2012 )
Logistics Việt Nam: Nhìn lại để đi tới ( 27/3/2012 )
Tàu container lớn nhất cập cảng Cái Mép ( 15/3/2012 )
Vận đơn (Bill of Lading - B/L) và các vấn đề liên quan ( 14/3/2012 )
AEL
VIFFAS
FIATA
IATA
VIETSHIP
Visited : 541916
Online : 19