ASIAN EXPRESS LINE VIETNAM (AEL Vietnam)
Ban phai nhap 3 tin khuyen mai
         Tin tức
Vận đơn (Bill of Lading - B/L) và các vấn đề liên quan


Không một ai trong số chúng ta từ những người làm công tác xuất nhập khẩu đến người nhận hàng, người gửi hàng, chủ tàu, đại lý, Hải quan, nhân viên giao nhận đều không biết về vận đơn (B/L).......
CÁC LOẠI VẬN ĐƠN

Không một ai trong số chúng ta từ những người làm công tác xuất nhập khẩu đến người nhận hàng, người gửi hàng, chủ tàu, đại lý, Hải quan, nhân viên giao nhận đều không biết về vận đơn (B/L).

Vận đơn rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được sự dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Với lý do trên việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của từng loại rất quan trọng để để tránh những sai lầm, rủi ro, tranh chấp không đáng có.

Vậy, thế nào được gọi là vận đơn (Bill of Lading - viết tắt là B/L)

Là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu ) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển gồm ba chức năng cơ bản sau:

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Nói đến đây, một vận đơn quả là quá đơn giản tuy nhiên trong thực tế thì lại khác, để hiểu về từng loại vận đơn với các chức năng của nó lại là điều khó khăn. Chúng tôi đang sưu tầm một số tài liệu từ nhiều nguồn và tạmthống kê một số loại vận đơn như sau :


1. CĂN CỨ VÀO TÌNH TRẠNG BỐC XẾP HÀNG HOÁ

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công chop chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu
  • Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng đẻ cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.

2. CĂN CỨ VÀO PHÊ CHÚ TRÊN VẬN ĐƠN

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

3. CĂN CỨ VÀO TÍNH PHÁP LÝ CỦA HÀNG HOÁ

  • Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.

4. CĂN CỨ VÀO TÍNH LƯU TH�"NG CỦA VẬN ĐƠN

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L) Là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó.
  • Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.

5. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU

  • Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vân đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.
  • Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu -tobe used with charter party".

5. CĂN CỨ VÀO HÀNH TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYÊN CHỞ

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hoá được chỏ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined B/L): Là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, xđường sắt, đường bộ,..)

6. CÁC LOẠI VẬN ĐƠN KHÁC

  • Surrendered B/L
  • Express B/L
  • Master B/L
  • House B/L
  • Seaway Bill
  • Custom's B/L
  • FIATA B/L
  • Và rất nhiều loại khác nữa,..
Orther
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Sai phạm do điều kiện khách quan' ( 27/3/2012 )
Thị Trường Vận Tải Hàng Hóa Hàng Không: Đón đầu cơ hội ( 27/3/2012 )
Logistics Việt Nam: Nhìn lại để đi tới ( 27/3/2012 )
Tàu container lớn nhất cập cảng Cái Mép ( 15/3/2012 )
AEL
VIFFAS
FIATA
IATA
VIETSHIP
Visited : 541973
Online : 19